Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mua sắm và kinh doanh trực tuyến đã trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam. Các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Sendo lần lượt xuất hiện, trong đó Shopee là cái tên nổi bật hơn cả với tốc độ phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Vậy shopee là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về sàn thương mại điện tử này cũng như giải đáp thắc mắc trên.
Shopee là gì
Shopee được ra mắt vào năm 2015 có trụ sở tại Singapore, là sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc tập đoàn SEA, sáng lập bởi tỷ phú Forrest Li – là người đối đầu với công ty nổi tiếng Alibaba.
Shopee phát triển chủ yếu dựa trên các thiết bị di động, vận hành như một mạng xã hội nhằm phục vụ nhu cầu mua bán cho người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi. Với hoạt động hệ thống giao nhận và hỗ trợ thanh toán, Shopee là trung gian kết nối để giúp cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng và an toàn hơn giữa người bán và người mua hàng.
Đẩy sản phẩm trên shopee là gì
Các giao dịch mua bán diễn ra trên ứng dụng Shopee hoàn toàn trực tuyến. Shopee không đóng vai trò là bên mua hay bên bán mà là kênh kết nối trung gian giữa người bán và người mua, hỗ trợ người bán đăng tải các thông tin sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp người mua tiếp cận được với các thông tin này một cách trực quan, tiện lợi hơn mà không cần phải đi đến cửa hàng.
Hiện nay Shopee là ứng dụng được ra mắt và phát triển tại các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines với hàng triệu lượt truy cập.
Sản phẩm được bán tại Shopee là gì
Những sản phẩm được bày bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee rất phong phú và đa dạng như mỹ phẩm, thời trang Nam Nữ, điện thoại, phụ kiện, Mẹ và Bé cùng các thiết bị Điện Gia Dụng… đặc biệt giá thành sản phẩm rất được ưu đãi với những chương trình giảm giá hấp dẫn.
Những sản phẩm được bày bán trên Shopee là những sản phẩm được các cửa hàng lớn và nhà cung cấp đăng ký với nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời những sản phẩm này đều được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi các nhân viên thuộc công ty Shopee. Vì vậy đặt hàng tại Shopee cơ bản là an toàn với những chính sách đảm bảo của họ.
Ngoài ra Shopee còn hỗ trợ các phương thức thanh toán đa dạng như trả tiền sau khi nhận hàng, thanh toán qua thẻ Visa hay chuyển khoản ngân hàng… Shopee còn cho phép thanh toán đơn hàng qua các ví điện tử như Ví điện tử Shopee, Ví điện tử Airpay.
Ưu điểm và nhược điểm của Shopee
Ưu điểm
Shopee quy định các chính sách nhằm bảo vệ người mua và người bán. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan đến việc Đổi / Trả hàng.
Các sản phẩm trên ứng dụng Shopee được bán với giá rất ưu đãi. Đặc biệt là những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Shopee giúp người tiêu dùng tiện lợi hơn trong việc mua sắm. Người mua có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi và tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng chỉ trong tích tắc.
Với việc cập nhật liên tục trạng thái giao hàng, khách hàng có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra tình trạng đơn hàng của mình.
Các sản phẩm trên ứng dụng Shopee đa dạng, phong phú với đầy đủ các thể loại hàng cho bạn lựa chọn.
Khách hàng dễ dàng cập nhật được các xu hướng được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay để lựa chọn những sản phẩm chất lượng và được đánh giá tích cực nhất.
Shopee hỗ trợ khách hàng thanh toán linh hoạt với nhiều phương thức thanh toán đa dạng khác nhau.
Khách hàng có đến 3 ngày để đổi trả sản phẩm nếu sản phẩm không được như ý muốn.
Giao hàng nhanh với hàng loạt mã giảm giá vận chuyển.
Thêm một tính năng đặc biệt được hỗ trợ bởi Shopee mà chưa có trang thương mại điện tử nào có đó là người mua có thể trả giá sản phẩm với người bán thông qua chuyên mục chat với người bán.
Nhược điểm
Trong trường hợp khách hàng muốn đổi/ trả hàng thì phải chịu mất thêm phí vận chuyển.
Shopee không cho phép khách hàng đặt hàng hộ.
Có thể xảy ra tình trạng cãi nhau giữa khách hàng và chủ shop vì chất lượng sản phẩm không giống như quảng cáo.
Một điểm bất lợi nữa là một số người bán có thể dùng tài khoản ảo để đánh giá thấp và đăng các bình luận xấu làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của đối thủ cạnh tranh.
Shopee lấy lợi nhuận từ đâu
Các cá nhân, tổ chức bán hàng trên Shopee sẽ bị trừ chiết khấu % trên các đơn hàng. Cụ thể theo chính sách mới của Shopee thì người bán sẽ chịu mức phí từ 1%- 2% cho mỗi đơn thành công.
Phí thanh toán cho chủ sàn giao dịch được tính bằng tổng giá trị thanh toán của người mua cho đơn hàng gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển sau khi đã áp dụng mã giảm giá. Tùy vào phương thức thanh toán khách hàng lựa chọn mà mức phí được áp dụng trên mỗi đơn hàng sẽ khác nhau.
Cụ thể nếu người mua thanh toán khi nhận hàng (COD) hoặc trả bằng thẻ ATM thông qua ứng dụng internet banking thì người bán sẽ chịu mức phí là 1%. Với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc trả góp bằng thẻ tín dụng thì mức phí sẽ là 2%.
Trên đây là đầy đủ thông tin về sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để tận dụng những ưu điểm và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi mua hàng online trên Shopee.
Nội dung chính