Xe gắn máy là gì ? Phân biệt hai khái niệm xe máy và xe gắn máy
Xe cơ giới là từ dung để chỉ chung các phương tiện giao thông được cho phép đi lại trên đường. Xe máy và xe gắn máy tuy nghe khá giống nhau nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mà nhiều người vẫn lầm tưởng.
Vậy xe máy và xe gắn máy khác nhau ở đâu ? Xe gắn máy là gì, xe máy là gì? Cần phân biệt xe máy với xe gắn máy như thế nào ? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này nhé.
Xe gắn máy là gì
Xe máy và xe gắn máy đều là phương tiện cơ giới tuy nhiên có những điểm khác nhau cơ bản. Xe máy là phương tiện cơ giới có hai hoặc ba bánh và các loại xe có điều kiện tương tự. Xe có thể di chuyển được bằng động cơ máy. Trong đó dung tích xi lanh từ 50 mét khối trở lên, tải trọng của chỉ riêng chiếc xe không nhiều hơn 400 kg. Được quy định từ 350 kg đến 500 kg nếu là xe máy 3 bánh.
Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có thể có hai hoặc ba bánh và vận tốc lớn nhất không vượt quá 50km/h. Dung tích làm việc nếu chạy bằng động cơ xăng không lớn hơn 50cm khối. Như vậy, xe máy và xe gắn máy chủ yếu khác nhau ở dung tích, tốc độ di chuyển của chiếc xe.
Quy định về giấy phép lái xe gắn máy
Điểm khác nhau giữa quy định về giấy phép lái xe đối với xe máy và xe gắn máy là gì?
Đối với xe máy, người điều khiển bắt buộc phải có giấy phép lái xe từ hạng A1 trở lên. Đối với xe gắn máy điều này không bắt buộc. Giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên. Đầy đủ điều kiện về sức khỏe và nhận thức. Đồng thời vượt qua được bài sát hạch về kiến thức cũng như về thực hành thì sẽ được cấp giấy phép lái xe. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có khả năng điều khiển xe máy một cách hợp pháp.
Giấy phép lái xe hạng A1 sử dụng cho những loại xe từ trên 50cm khối đến 175cm khối. Từ 175cm khối trở lên phải có giấy phép lái xe hạng A2 mới được phép điều khiển. Giấy phép lái xe hạng A1 là vô thời hạn, giấy phép lái xe hạng A2 là có thời hạn.
Những loại xe máy được gọi là “Xe phân khối lớn” thường là các loại xe trên 175cm khối và phải có giấy phép lái xe hạng A2 thì mới được điều khiển.
Tốc độ tối đa dành cho xe máy và xe gắn máy là gì
Tốc độ tối đa là tốc độ cao nhất mà xe không được phép vượt quá trong quãng đường quy định. Theo quy định mới nhất của Chính phủ, xe gắn máy được phép chạy ở tốc độ tối đa 40km/h trong điều kiện đường đô thị đông đúc. Với xe máy thì được quy định tùy theo từng cung đường. Ngưỡng dao động từ 50km đến 70km trên giờ với tốc độ tối đa dành cho xe máy.
Khi đi quá tốc độ tối đa, cả xe máy lẫn xe gắn máy đều có mức phạt tương đương nhau. Với 3 mức phạt tùy theo tốc độ đã vượt quá là 100k – 200k, 500k – 1 triệu và 3 triệu – 4 triệu cho từng loại vi phạm với từng tốc độ khác nhau.
Lưu ý khi tham gia giao thông của xe gắn máy là gì
Khi tham gia giao thông, thường xe gắn máy là phương tiện có tính thô sơ hơn xe máy. Nên giữ tốc độ vừa phải vì độ an toàn không cao hơn so với xe máy, luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Với các loại xe gắn máy ba bánh, trong quá trình di chuyển không nên chở quá nhiều vật cồng kềnh. Sẽ gây khó khăn trong quá trình di chuyển và gây ra những hậu quả khác khi tham gia giao thông.
Như vậy, xe gắn máy là gì và khác nhau giữa xe máy và xe gắn máy như thế nào ? Đã được New-Pajerosport làm rõ trong bài viết trên. Để luôn an toàn khi tham gia giao thông, bạn hãy tuân thủ luật giao thông. Luôn đội mũ bảo hiểm và không sử dụng rượu bia khi lái xe.
Nội dung chính